
Theo đánh giá của Panasonic, thị trường thiết bị điện nói chung va thị trường thiết bị điện công nghiệp nói riêng ở Việt Nam có tiềm năng lớn và là mảnh đất màu mỡ của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. 1. Nhu cầu rất lớn thiết bị điện công […]
Theo đánh giá của Panasonic, thị trường thiết bị điện nói chung va thị trường thiết bị điện công nghiệp nói riêng ở Việt Nam có tiềm năng lớn và là mảnh đất màu mỡ của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.
1. Nhu cầu rất lớn thiết bị điện công nghiệp ở Việt Nam
Theo ông Takashi Ogasawara, lãnh đạo kinh doanh thiết bị điện của Panasonic thì nhu cầu rất lớn tại thị trường Việt Nam khiến nguồn nhập khẩu từ Thái Lan của công ty không đáp ứng kịp, điều này thúc đẩy công ty sản xuất ngay tại Việt Nam. Lý do thứ hai là chúng tôi nhận thấy thị trường nội địa Việt Nam rất thiếu các thiết bị điện công nghiệp chất lượng tốt và an toàn. Chúng tôi có thể cung ứng các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cho khách hàng tại Việt Nam. Cũng theo ông Takashi Ogasawara hiện tại ở Việt Nam công ty có rất ít các nhà cung cấp nguyên liệu, thiết bị trong nước, tỷ lệ cung ứng thiết bị tại Việt Nam chỉ đạt vài phần trăm.
2. Nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có nhiều lợi thế
Đó là dân số trẻ và thị trường đang phát triển nhanh. Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Do thị trường đang phát triển và nguồn nhân lực thì dồi dào nên thị trường thiết bị điện công nghiệp Việt Nam vẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài như công ty panasonic trong những năm tới sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam 200-300 triệu yên 1 năm cùng với đó là việc tạo thêm việc làm cho hàng nghìn công nhân. Theo ông Takashi thì chất lượng lao động ở Việt Nam rất tốt giúp nhà máy vận hành hiệu quả.
3. Thiết bị điện công nghiệp – nhóm sản phẩm trọng điểm trong chiếc lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam
Mục tiêu xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện công nghiệp hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về thiết bị điện công nghiệp và vật tư ngành điện là 1 trong 5 lĩnh vực công nghiệp được Chính phủ ưu tiên phát triển. Theo đó đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện công nghiệp với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện công nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.
Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện tại để có thể sản xuất được các loại biến áp đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.
Tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2011-2015 khoảng 138 nghìn tỷ đồng (6,9 tỷ USD), có tốc độ tăng trưởng 17,5-18% /năm.